CÁC VẤN ĐỀ VỀ XẢ THỨC – Bài 2: Sắc uẩn (Phần 1- Đất)

Nguời viết : Pháp Đăng. Ngày 04 tháng 11 năm 2023
——-
Sắc : Gồm năm nguyên tố, đất, nước, lửa, gió, không.
– Đất:
+ Tánh của đất vững chắc, nâng đỡ, nhẫn nhục, tăng trưởng sự sống, dựa nương cho mọi vật.
+ Cái tánh trên của đất rất được xem trọng trong phật giáo, được ví là sự nhẫn nhục, luôn được nhắc nhở trên con đường tu học và cuộc sống.
+ Trong thiền định cũng có đưa ra đề mục của đất, cho hành giả có chỗ để định tâm mình lại. Nên các tánh về đất không chỉ dành cho tu tập Phật pháp mà trong cuộc sống xã hội cũng dùng để chỉ sự nhẫn nhục,
+ Tâm của đất không chỉ nói tính chất nhẫn nhục, mà còn nói cả tánh yêu thương từ bi.

Xả thức của tâm đất:
– Hành giả khi hành thiền thì thời gian đầu thân tâm khinh an tạm thời vì chưa phá ngũ cái, khi đó cảm thấy thân thể nặng trì xuống, cảm giác trên da như bị châm chích, kiến bò.
– Lúc này hành giả tâm chẳng vọng theo cái xả của tâm của đất, được xem là bước đầu có dấu hiệu tốt.
– Trải qua thời gian huân tập chẳng vọng sẽ phá được ngũ cái, thân tâm vào định (khinh an) sanh ra phi hỷ (hỷ không trụ_ hỷ này như lửa nhóm lên rồi tắt, sẽ bị cái khác xen vào _ gọi là phi hỷ). Ở trạng thái phi hỷ này, hành giả cảm thấy thân nặng rồi nhẹ, có thể thấy ngứa nhưng cảm giác dễ chịu, rồi cảm giác kiến bò, có thể thấy thân thót lên rồi trì xuống. Lúc này, tâm hành giả vẫn định, hãy xem đó là cảnh giới xả tâm của đất, là hành giả qua được bước phi hỷ _ bắt đầu vào hỷ; Nếu tâm nghi _ sanh ra sợ _ma sẽ tác động, thì hành giả đứng lại rồi dần lùi luôn.
– Khi hành giả vào hỷ thì thân tâm bất động, toàn thân không còn nặng nữa do thức xả ra hết. Lúc này toàn thân nhẹ _hành giả an trú bất động_ sanh ra hỷ. Hỷ khắp thân thể: da hỷ, thịt hỷ, tay chân hỷ, bộ phận sinh dục hỷ, bụng hỷ, ngực hỷ não hỷ.
– Có hành giả từ thức xả nầy mà nhận ra và chuyển hóa thành trí định, biết rõ được tâm của đất. Khi biết rõ tâm đất, hành giả vào trong pháp quán đất nhập thẳng vào trong tứ không, độn thổ trong đất và đi xuyên các vật thể, thấy tâm đã sạch ngũ cái và 10 kiết sử, nhập vào tịch diệt niết bàn. Đây là tu thấy được tuệ minh vào thẳng tứ không, chứng thánh quả.
Trong quá trình tu tập thực hành, đất trong cơ thể rung chuyển do gió nghiệp khởi lên, khiến cơ thể thiếu chất: thiếu canxi, cali. Gió khởi từ chân lên tới bụng _ chân yếu đi, teo cơ chân đi rất yếu, và khi hỏa suy yếu đi _ thủy sẽ đọng lại thận, sanh ra phù thủng khắp nguời, thắt lưng đau nhức mỏi, lạnh bụng ứ gió lại sanh ra nhu động ruột, đau bao tử. Rồi lại gió nghiệp khởi lên ở ngực cổ, phổi gió tụ lai sanh ho nhiều và liên tục; tim thì hay bị nhói do gió tràn lên. Khi gió tràn lên tới cổ, trán, đầu, sẽ đau vai gáy thoái hóa đốt sống cổ, đau tê vai hai bên, đau tay trái phải, đau tê nữa đầu trái phải, đau trong não, mất ngủ thời gian dài, mắt mờ, đau tai ù _ nghe kém, lên máu đường huyết cao….vv

Những thứ bệnh trên nguời không tu học cũng bị do gió nghiệp khởi lên gây ra ứ đọng gió thủy hỏa không cân bằng, các chất tụ và thiếu sanh ra các bệnh (Cách trị là uống thuốc và các tư thế yoga kết hợp day huyệt, thiền quán và thiền định).

Những nguời tu về định cũng sẽ bị bệnh về tứ đại, và đây là bước người tu phải trải qua để trả các ác nghiệp. Có những nguời tu ít ác nghiệp_ khi trổ lên, không bị đau nhiều, có nguời bị chỉ bị sơ qua. Trong quá trình tu, hành giả không cần phải lo nhiều vì đó là quy luật nhân quả.

Tâm lý của đất :
– Rất thích ở những nơi đẹp, thích nhà to hay chùa to, thích ăn uống món ngon rồi tự nấu, lúc thì ăn rất nhiều rồi ăn ít tùy theo lúc, cũng có khi ăn bất chấp một món hay tùy thích, thèm đồ nướng quay khìa,
– Thích nằm và ngủ, không thích làm gì chỉ muốn hưởng, làm việc gì cũng hay bỏ cuộc, có khi chán ăn chỉ muốn uống, nguời thường uể oải, có khi làm công việc tinh tấn rồi lại biếng làm,- Rất thích nguời khác làm cho mình, hay bực mình và khởi chán, ít lo âu khi việc đến thì lại lo nhiều hơn.
– Lại có tâm đất rất siêng năng, thích lao động hay làm việc nhưng với việc tu thì ít tinh tấn, thích suy nghĩ nhiều, không quan trọng chuyện ăn uống lắm. Với loại tâm lý này thì chỗ ở cũng không quan trọng, hay bực mình, lo âu nhiều…vv Đây là phiền não của tâm đất, nguời tu và nguời không tu đều có tâm phiền não nầy.
– Cách trị tâm vọng xả: Hành giả quán những cái vọng này theo nhiều cách, như quán vô thường (không thật), quán vô ngã (tướng vọng chỉ là giả danh sắc, tự nó biến hóa tự hoại, giữ cũng không được), quán nó là ảo ảnh…vv. Và hành giả tự trì giới tốt, thì các tâm sinh lý hoại.
——–
Kệ Pháp
Nguời tu phải có thầy giỏi
Tu được tới nơi tới chốn
Gặp phải thầy dởm, đời tàn
Đời này coi như bỏ luôn
Biết sớm mà đi cho nhanh
Tìm bậc Đạo sư mà học
Một lòng phụng sự Đạo sư
Đem lòng cao thượng mà đáp
Trả cho Đạo sư vui vẻ
Để học pháp nên dứt nghi
Nghi Đạo sư là chướng nghiệp
Bỏ cái thói xấu phàm phu
Vào đạo rồi tâm phải lành
So sánh sao được trí thánh
Tự điều phục mình cho tốt
Để được cảnh đạo siêu thăng
Nhiệm mầu tâm truyền tâm
Ngự vào dòng thánh nhập lưu
Đến quả niết bàn tịch diệt
Chúng sanh còn đó ai cứu
Lòng ta như dao cắt thịt
Phát bồ đề tâm mà cứu
Cùng nhau quả vô thượng giác
Ngự tòa kim liên bảo cái

——————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *